Recap Workshop “Storytelling in Brand Communication”
29/07/2023 vừa qua, buổi Workshop “Storytelling in Brand Communication” đã diễn ra với sự ủng hộ nhiệt tình đến từ các bạn sinh viên Western Sydney Việt Nam.
Stay up-to-date với workshop “STORYTELLING in Brand Communication” mới toanh
Trong thời đại Công nghệ 4.0, Ngành Truyền Thông – ‘Communication’ đang thu hút sự quan tâm của thế hệ Gen Z. Tuy nhiên, có những thời điểm cho thấy rằng việc gửi thông tin, ý tưởng hoặc câu chuyện đến khán giả mục tiêu không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Hiểu được tâm lý này, Western Sydney Việt Nam đã tổ chức một buổi hội thảo mang tên “Storytelling in Brand Communication”. Đây là một cơ hội giúp các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên đang theo học chương trình Cử nhân Truyền thông có thể nắm bắt cái nhìn sâu hơn về cách kể chuyện trong việc giao tiếp thương hiệu.
Buổi workshop có sự góp mặt của host và những khách mời với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Truyền thông, hứa hẹn mang đến những thông tin hữu ích nhưng cũng không kém phần thú vị. Những thông tin này mang đến cái nhìn tổng quan và thực tế cho các bạn sinh viên có đam mê “tạo trend” trong thời đại kỷ nguyên số.
Sau đây là phần giới thiệu nho nhỏ về background của Host và các khách mời!
Host: Thầy Phú Trần – Giảng viên Marketing, Western Sydney Việt Nam
Được biết, thầy là “nhân vật” đứng sau hàng loạt chiến dịch truyền thông và xây dựng thương hiệu của các ngành hàng tiêu dùng. Thầy Phú từng tốt nghiệp MBA loại ưu Strathclyde Business School.
Thầy bắt đầu sự nghiệp Marketing từ các vị trí như Quản lý tập sự, Trợ lý giám đốc sản phẩm, Giám đốc sản phẩm, Giám đốc sản phẩm cấp cao, Trưởng phòng tiếp thị thương mại và Giám đốc tiếp thị.
Với những kinh nghiệm từng có, thầy Phú đã mang đến nhiều lời khuyên hữu ích cho các bạn muốn thử sức trong ngành Truyền thông và Tiếp thị.
Guest Speaker: Thầy Nguyễn Đức Sơn – Giảng viên môn Visual Storytelling, Western Sydney Việt Nam
Thầy Sơn từng tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM; nhận bằng Thạc sĩ tại Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM và tiếp tục nhận bằng Tiến sĩ tại Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
Hiện tại, thầy đang là Chủ nhiệm bộ môn Thiết kế đồ hoạ và Kỹ thuật số, Greenwich Việt Nam. Đồng thời, thầy cũng là giảng viên môn Visual Storytelling, Western Sydney Việt Nam.
Guest Speaker: Anh Phúc Nguyễn – Creative Director, Hakuhodo
Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, anh Phúc Nguyễn đã từng làm việc tại các công ty StormEye, FCB, DDB và RiverOrchid. Trong đó, anh làm việc tại vị trí Senior Art Director tại HAKUHODO Việt Nam trong suốt 5 năm. Anh cũng từng là Associate Creative Director tại ISOBAR Việt Nam trong 2 năm và Associate Creative Director tại Oliver (Unilever).
Hiện tại, anh đang là Creative Director tại HAKUHODO Việt Nam. Với kinh nghiệm của anh, anh đã cho các bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về cách truyền tải thông điệp qua hình ảnh.
Những nội dung chính của buổi workshop
Chia sẻ về hướng phát triển của sinh viên WSU, đang theo học chương trình Cử nhân Truyền thông
Mở đầu buổi Workshop, thầy Sơn đã đưa ra một số “insights” thú vị về sinh viên Western Sydney Vietnam. Thầy nhấn mạnh rằng các bạn sinh viên thường có thế mạnh nghiêng về hướng thinking, nắm bắt kiến thức rất nhanh. Song song, thầy khuyên mọi người nên siêng năng chăm chỉ hơn trong việc học để rèn luyện kỹ năng. Rèn luyện các kỹ năng sẽ giúp mọi người nhanh nhạy hơn trong việc học và cả khi đi làm trong tương lai.
Sinh viên trường chúng ta thành thạo trong “English language” rồi, thì “Visual language” là một loại language mà sẽ rất hữu ích cho các bạn có ước mơ gia nhập ngành Truyền Thông.
Thầy có nhiều gợi ý về các phần mềm công nghệ để giúp các bạn mới “nhập môn” có thể tìm hiểu để làm tốt hơn trong việc Storytelling. Các phần mềm công nghệ hiện đại và chuyên nghiệp sẽ giúp mọi người phác hoạ, sáng tạo lên các hình ảnh, print ad, và commercial video hoàn thiện và đầy ý nghĩa.
Phân tích của thầy Phú về những suy nghĩ chưa đúng của sinh viên về Storytelling
Sau những nhận xét và chia sẻ của thầy Sơn, thầy Phú đã phân tích về một số suy nghĩ chưa đúng của sinh viên. Thầy chia sẻ rằng mọi người thường nghĩ là nếu không định hướng về creative thì không cần học về Storytelling. Đây là một suy nghĩ chưa đúng. Thông thường, trong một chiến dịch truyền thông thường sẽ có sự tham gia của 3 bên, đó là: Brand, Account, Client, Strategy.
Khi mọi người trong các bên đều hiểu về cách truyền tải thông điệp – Storytelling thì sẽ tạo ra tiếng nói chung, giúp các bên làm việc với nhau “smooth” hơn, tương tác với nhau ăn ý hơn.
Việc có thế mạnh về cả Verbal Communication và Visual Storytelling sẽ mở ra nhiều cánh cửa lớn hơn trong việc phát triển bản thân và xây dựng lộ trình sự nghiệp.
Lý do đằng sau tại sao chúng ta nên thành thạo Visual language
Anh Phúc chia sẻ rằng não của chúng ta vận hành và thẩm thấu hình ảnh nhanh hơn rất nhiều so với chữ. Do đó, khi thực hiện bất kỳ chiến dịch nào, chúng ta luôn nhớ rằng Visual và Key Image là vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt người xem.
Người xem thường có ấn tượng mạnh với các hình ảnh táo bạo, ấn tượng hơn là chú ý tới các thông tin chi tiết dưới dạng chữ viết. Nên khi giao tiếp, chúng ta nên tạo ra một visual đủ mạnh mẽ, đủ ấn tượng để thu hút sự chú ý và truyền cảm hứng cho người xem.
Mini-pitch idea quảng cáo của sinh viên Western Sydney Vietnam
Cuối buổi workshop, sinh viên WSU đã có 5 mini-pitch về các ý tưởng của mọi người về một video quảng cáo cho sản phẩm chén dĩa có giá cả phải chăng và chất lượng tốt. Các bạn đã vô cùng tự tin trong việc trình bày ý tưởng của mình. Các ý tưởng của các bạn không những táo bạo mà còn vô cùng đa dạng. Màn chia sẻ ý tưởng thú vị của các bạn sinh viên và những góp ý của anh Phúc đã tạo nên một màn tương tác đầy lôi cuốn và không kém phần vui nhộn.
Kết
Buổi workshop vừa qua đã giúp các bạn sinh viên hiểu thêm phần nào về Storytelling và tầm quan trọng của nó trong việc học và sự nghiệp sau này. Những chia sẻ thú vị và hấp dẫn của host và các khách mời đã cung cấp cho mọi người một “bảng hướng dẫn” chi tiết để định hướng và phát triển bản thân để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.
Để có thể lắng nghe những chia sẻ hữu ích sau này, hãy cùng đón chờ những workshop được tổ chức trong thời gian tới!