Lời khuyên từ một Chuyên gia Field Marketing Specialist dành cho cho các bạn trẻ theo ngành Marketing
Field Marketing được hiểu một cách đơn giản là ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động như Trade Marketing, Brand marketing, Customer Relationship Management…nhằm thúc đẩy và gia tăng doanh số. Thế nên hãy cùng Western Sydney Việt Nam đi tìm hiểu về nghề “siêu hot” này nhé!
Khi thị trường bán lẻ ngày càng nở rộ với sự có mặt đầy đủ của các thương hiệu lớn nhỏ ở mọi phân khúc thì việc sử dụng Marketing truyền thống để định vị thương hiệu càng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.
Vậy nên, Western Sydney University Việt Nam đã mời anh Võ Đức Hoàng Chương- hiện đang là Field Marketing Specialist tại JTI (Japan Tobacco International) đến và cùng chia sẻ siêu thú vị về những khía cạnh trong công việc Marketing.
Field marketing – Công thức bí mật để tăng doanh số và thị phần
Để tối đa hóa được trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng, sự hỗ trợ của công cụ kỹ thuật số ngay tại điểm siêu thị hay cửa hàng được xem là “đòn quyết định”. Đặc biệt trong việc quản lý Shopper, customer (bao gồm các account, retailers, các kênh bán hàng). Từ đó giúp nâng cao và kết nối trải nghiệm của người tiêu dùng, gia tăng tỷ lệ bán/mua hàng thành công.
Với môi trường bán lẻ thì field marketing là một trong những hoạt động cuối cùng của chuỗi giá trị đã trở thành một phần không thể thiếu của các tập đoàn FMCG toàn cầu trong nhiều năm, biến người tham quan mua sắm thành người mua hàng. Thông qua cách bài trí hàng trên kệ, sử dụng các hoạt động hoạt náo… để thu hút khách hàng.
Các hoạt động Field Marketing dựa trên ba yếu tố gồm các hoạt động thực hiện trực tiếp tại cửa hàng, áp dụng công nghệ và thực hiện báo cáo cũng như kích hoạt thương hiệu, để biến người tham quan mua sắm thành người mua hàng và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho chính công ty.
Đặc điểm nhận dạng của một người Field Marketing
Theo anh Hoàng Chương chia sẻ, một Marketer thành công trong lĩnh vực Field Marketing cần hội tụ nhiều yếu tố và kỹ năng, nhưng quan trọng nhất là:
Luôn luôn tìm kiếm cơ hội, nhìn thấy khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho công ty từ mọi hoạt động sản xuất đến bài trí và giao thương để gia tăng doanh thu cuối cùng trong thị trường,
Kế đến là sự sáng tạo, không ngừng tìm hướng phát triển và phương thức mới thực hiện dự án mới lạ, thu hút truyền thông và sự quan tâm của người tiêu dùng. Để hình ảnh sản phẩm được lưu đọng lâu hơn trong tâm trí khách hàng.
Cuối cùng là khả năng phân tích data, dữ liệu dựa trên những báo cáo thường niên. Kết hợp với bản lĩnh tự tổng hợp những thông tin từ quan sát và nghiên cứu thị trường thực tế. Để có thể tìm thấy cơ hội phủ sóng thương hiệu dựa trên các con số “biết nói” đấy.
Lời khuyên cho GenZ chuẩn bị chọn ngành Marketing
Đừng nhầm lẫn giữa Marketing và Sale:
Nếu Sale là quá trình mang sản phẩm công ty, dịch vụ tới đối tượng trung gian để bán hàng (đại lý, tạp hóa, nhà bán lẻ) để tăng cường doanh số bán hàng. Đồng thời phải giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng trung thành, vì đây chính là cách để sản phẩm được bán ra liên tục và phủ sóng mọi tỉnh thành, ngóc ngách. Thì Marketing định vị hình ảnh, thương hiệu khiến khách hàng “nhớ mặt” sản phẩm ngay từ đầu.
Marketing giống như nghệ thuật và khoa học để con người ta thỏa sức sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng dịch vụ sản phẩm hay rộng hơn là toàn thị trường. Và mục tiêu cuối cùng của marketing giúp chủ thể thực hiện sau đó nâng cao lợi nhuận
Lời khuyên dành cho các bạn trẻ muốn theo ngành Marketing
Muốn trở thành một Field Marketing “rành nghề”. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên nên được ma sát với các cuộc thi mô phỏng kinh doanh để có thể tìm hiểu về sự cạnh tranh thương trường, thấu hiểu sản phẩm.
Sự nhạy bén trong phân tích thị trường, tầm quan trọng của các insight sẽ được nghiên cứu một cách bài bản, khoa học, logic. Biến những con số thụ động thành doanh thu chủ động.
Cuối cùng là sinh viên nên lựa chọn môi trường học tập và làm việc thích hợp sẽ là lộ trình tốt để sinh viên thăng tiến. Vì chính cách các bạn trẻ làm việc với nhau sẽ góp phần tạo nên không khí làm việc cạnh tranh công bằng. Và năng lực sẽ là thước đo chuẩn xác để đánh giá các bạn không màng đến các yếu tố chủ quan khác.
Hiện nay, ĐH Western Sydney Việt Nam không chỉ ưu tiên tạo môi trường đào tạo chuyên nghiệp với kiến thức thực tế thông qua bài tập phân tích xu hướng, dự án báo cáo, case study mà còn nghiên cứu thị trường, trải nghiệm mô phỏng kinh doanh. Thêm vào đó, chương trình học chất lượng và thời gian học rút gọn mở ra các cơ hội thực tập sớm giúp sinh viên cọ xát với môi trường thực tế song song với môi trường học tập tại trường.
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về các chương trình học và đào tạo tại trường ĐH Western Sydney Việt Nam, các bạn có thể truy cập tại đây