5 kỹ năng quan trọng từ lời khuyên của một Account Director trong ngành Marketing
Để nói về ngành Marketing, chắc hẳn các bạn Gen Z sẽ vô cùng tò mò vì muôn hình vạn trạng ngành nghề đầu ra của nó. Western Sydney Việt Nam mong muốn mang đến nhiều góc nhìn từ những anh chị đi trước, cũng là những cựu sinh viên – học viên tại Western Sydney Việt Nam về các công việc trong ngành Marketing.
Nhận lời mời phỏng vấn từ Western Sydney Việt Nam, chị Phan Như Ngọc – Account Director tại công ty quảng cáo Cheil Việt Nam và cũng là Thạc sĩ Kinh doanh tại Đại học Western Sydney và Thạc sĩ Marketing tại Đại học Bournemouth đã trải lòng về cuộc sống làm việc của một Account cũng như những kỹ năng mà các bạn trẻ cần tích lũy trước khi bắt đầu công việc trong ngành Marketing.
Công việc của một Account
Chị Như Ngọc chia sẻ về một ngày làm việc của một Account, nhất là Account Director Director cực kỳ bận rộn. Sắp xếp thời gian để tham gia rất nhiều cuộc họp cùng với Khách hàng và đội ngũ làm việc của mình chưa phải là tất cả. Thế nhưng để liệt kê ra đầu việc cụ thể cho những bạn dự định lựa chọn trở thành Account trong tương lai như sau:
- Sắp xếp những việc cần làm trong một ngày của bản thân
- Kiểm tra các đầu công việc mình đã yêu cầu các phòng ban khác
- Tham gia vào quá trình Brainstorming, tìm hiểu thị trường của Khách hàng/ công ty/ thương hiệu để đề xuất giải pháp cho Khách hàng và triển khai kế hoạch thực thi với đội ngũ.
- Làm việc với các bên khác ngoài khách hàng như nhà cung cấp, các bên thứ ba
- Thúc đẩy đội ngũ làm việc hoàn thành nhiệm vụ để mang đến sản phẩm tốt nhất cho Khách hàng
“Ở agency thì Account sẽ “đóng vai” là một khách hàng để em tự đánh giá được là kế hoạch này có thực thi được hay không” – Chị Phan Như Ngọc nhận định.
Ngược lại đối với khách hàng, theo chị Ngọc, Account lại là một người đại diện cho cả Agency. Đóng vai trò là một Creative (Người sáng tạo) để “rà đài” xem những ý tưởng mà đội ngũ của mình đề xuất lẫn Khách hàng đưa ra có phù hợp với kế hoạch, định hướng marketing của khách hàng hay không. Trong quá trình đánh giá đó, người account phải không ngừng đặt câu hỏi cho bản thân để nhận xét thật đúng và toàn diện về những ý tưởng sáng tạo.
Một công việc rất quan trọng và được xem là một “bài tập thể dục” tinh thần không thể thiếu để rèn luyện sự hiểu biết về Khách hàng chính là các cuộc họp với Marketing và Sales, đôi khi là bộ phận Creative và Branding của Khách hàng. Những trao đổi trong cuộc họp có thể mang đến hiểu biết về toàn bộ quá trình, hoạt động của sản phẩm của Khách hàng.
Thành công trong vai trò Account – Các bạn trẻ cần làm gì?
Khi được đặt câu hỏi “Để đạt được những thành công như hiện tại chị đã phải cái thiện hay thay đổi những khuyết điểm nào ở bản thân?”. Chị Như Ngọc nhắc nhiều đến việc “lắng nghe”. Gần như lắng nghe là một việc phải làm 24/7 khi đã trở thành một Account.
“Đối với vai trò là một bạn Account trong Agency thì việc trau dồi bản thân bằng cách lắng nghe những người xung quanh làm việc với mình feedback về mình như thế nào sẽ giúp mình rút ra được những điều mình có những tiêu chuẩn cần phải thay đổi.”
Chị cũng nhắc nhở các bạn trẻ về việc cần tìm đúng những người, phòng ban có thể cho chúng ta những góp ý đúng đắn để chúng ta thay đổi tích cực và đúng hướng. Bên cạnh đó, chúng ta phải học cách bỏ qua cái tôi những lúc cần thiết, từ đó hình thành được tư duy về kinh doanh tốt hơn, hỗ trợ được đội ngũ, doanh nghiệp của mình và khách hàng để cùng đạt đến thành công trong chiến dịch hay công việc.
Với các bạn Gen Z, chị Phan Như Ngọc đặc biệt dành lời khuyên vì các bạn đa phần đang ở cấp độ “fresher”, đảm nhiệm các công việc cơ bản đến trung bình của Account. Thế nên để phát triển bản thân, các bạn cần phải vượt qua những trở ngại như:
- Ở môi trường agency, các bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều dự án theo kèm là nhãn hàng, công ty, thương hiệu và sản phẩm. Làm thế nào để các kế hoạch phải cụ thể và phù hợp với từng Khách hàng trong sự sáng tạo có giới hạn.
- Ở vai trò là account, các bạn sẽ có quyền đưa ra quyết định về ý tưởng phù hợp và “chốt” kế hoạch gửi đến Khách hàng. Thế nên bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Các bạn cần phải hiểu rõ từng điều khoản hợp đồng khi làm việc với bên thứ ba. Không chỉ là nhà cung cấp mà còn có thể là KOLs, influencers, nhà sản xuất… Những thỏa thuận này phải đảm bảo tối đa hóa được lợi nhuận cho khách hàng và mang đến hiệu quả cho chiến dịch một cách rõ ràng để đạt được sự đồng thuận của Khách hàng.
- Vì phải làm việc với nhiều bên, thế nên Account cũng thường xuyên đối mặt với những áp lực thậm chí là cảm xúc tiêu cực. Chính vì thế, các bạn cần phải cân bằng cảm xúc, tự tạo động lực cho bản thân và tập trung vào công việc và mục tiêu cuối cùng.
- Khi một bộ phận trong đội ngũ gặp vấn đề, ví dụ như thiếu ý tưởng hay chưa tìm được nhà cung cấp phù hợp, hoặc những vấn đề trong quá trình thanh toán cũng sẽ gây ảnh hưởng đến “performance” của Account.
Ví dụ như khi team Creative của bạn chưa thể nghĩ ra ý tưởng cho nhãn hàng vì không thực sự hiểu sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể chủ động đề xuất cuộc họp cho team với nhãn hàng. Hoặc nghĩ ra những phương án giải quyết khác như research thị trường, tự trải nghiệm sản phẩm… Account luôn phải chủ động trước mọi tình huống và tiên phong để giải quyết mọi vấn đề lớn nhỏ trong dự án.
“Sẽ có rất là nhiều khó khăn nhưng chị muốn nhìn theo một cách tích cực hơn đó là khi làm việc trong một môi trường năng động thì em sẽ có rất rất nhiều trải nghiệm đáng giá mà em không thể học ở ngoài hoặc em học ở các môi trường khác.” Để vuợt qua những trở ngại này, các bạn Gen Z cần bắt đầu từ việc điều chỉnh góc nhìn và thái độ đối với sự việc trước tiên. Điểm khởi đầu bao giờ cũng rất quan trọng, từ đó, các bạn mới có thể tìm ra phương hướng giải quyết cho vấn đề công việc khi là một Account.
Tạm kết
Account là một vị trí rất phổ biến tại các Agency. Thế nhưng hiện nay, không có nhiều chương trình đào tạo đặc thù cho vị trí này. Hoàn tất chương trình đào tạo về Marketing tại tại các trường Đại học, sinh viên sẽ có kiến thức về Marketing căn bản cũng như hiểu biết về thương hiệu, ngân sách chiến dịch… Sau đó, các bạn sẽ tự phát triển, trau dồi hiểu biết thêm khi bắt đầu thực tập đến làm việc chính thức tại các công ty.
Theo mô hình đào tạo của Cử nhân Western Sydney, thời gian học tập chỉ trong vòng 2 năm 7 tháng. Đây là lợi thế để các bạn có thể bắt đầu thực tập ở các công ty sớm hơn các bạn bạn đồng trang lứa. Riêng với ngành Marketing, các bạn sinh viên Western Sydney đã bắt đầu làm quen với công việc thuyết trình, brainstorming, phản biện và đàm phán qua các dự án, case study trên lớp. Nhờ đó, sinh viên chuẩn bị về mặt tinh thần lẫn hiểu biết về công việc ngành Marketing nói chung và Account nói riêng.
Tham khảo về chương trình Cử nhân Western Sydney
Là một người chị đi trước, chị Ngọc chia sẻ: “Trải nghiệm tuổi trẻ từ lúc học đến lúc đi làm sẽ rất khác nên chị luôn khuyên các bạn trẻ mới bước chân vào ngành Agency, đặc biệt là các bạn bước vào vị trí Intern thì mình không ngại bất cứ cái task nào hết.”
“Phải là người luôn luôn muốn tìm tòi, học hỏi. Phải giao tiếp tốt với những cộng sự, khách hàng. Luôn luôn là người không ngại khó khăn và đặt cho mình những mục tiêu trong cuộc sống.
Không có trải nghiệm nào được định nghĩa “đúng” hay “sai”. Nó chỉ là trải nghiệm tốt hay trải nghiệm chưa tốt thôi. Qua đó sẽ hình thành những cái cá tính trong công việc của các bạn, bên cạnh đó là nhiều kỹ năng cứng, kỹ năng mềm để sau này khi em thành thành công trên con đường của Agency.”
T.K