Cách bộ nhớ vận hành – Study Smarter, Not Harder (Phần 3)
Bộ não chúng ta giống như một cỗ máy thông minh, nhưng để nó hoạt động tốt nhất thì cần hiểu rõ cách bộ nhớ vận hành. Trong Phần 3, chúng ta sẽ khám phá phương pháp giúp ôn tập hiệu quả và tăng cường khả năng ghi nhớ lâu dài.
Chắc hẳn rằng đa số chúng ta đều đã từng nghe qua về những khái niệm như Short-term memory và Long-term memory, vậy hai khái niệm này hoạt động ra sao?
Bộ nhớ ngắn hạn (short-term memory)
Hãy tưởng tượng bộ nhớ ngắn hạn như một khay đồ ăn nhanh. Khay này chỉ chứa được khoảng 4 món thôi, nghĩa là bạn chỉ có thể giữ một ít thông tin trong đầu trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nếu bạn không nhanh tay “di chuyển” những món đồ này vào kho lưu trữ (aka bộ nhớ dài hạn), chúng sẽ rơi mất! Vậy nên, nhiệm vụ của bạn là làm sao chuyển dữ liệu từ khay qua kho một cách nhanh nhất.
Bộ nhớ dài hạn (long-term memory)
Bộ nhớ dài hạn là một nhà kho khổng lồ, nơi lưu trữ tất cả mọi thứ bạn đã học, xem và trải nghiệm. Nhưng đừng để nhà kho này trở thành một mớ hỗn độn. Bạn có thể giúp bộ não sắp xếp thông tin hiệu quả bằng cách sử dụng Spaced Repetition – ôn tập cách quãng!
Spaced Repetition là một phương pháp học tập mà bạn ôn tập thông tin ở những khoảng thời gian ngày càng tăng dần, thay vì nhồi nhét một lần. Phương pháp này có nguồn gốc từ các nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là nghiên cứu về khoảng cách ghi nhớ (spacing effect) được nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Ebbinghaus đã thực hiện các thí nghiệm về trí nhớ và phát hiện rằng việc học và ôn tập thông tin ở những khoảng thời gian cách nhau giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và giảm sự quên lãng.
Đọc thêm về Spaced Repetition cùng cách áp dụng phương pháp này tại đây bạn nhé!
Cách bộ nhớ vận hành hiệu quả
Hãy tưởng tượng việc học như việc xây dựng một ngôi nhà. Nếu người thợ quá nóng vội, đặt các viên gạch quá nhanh mà không để thời gian cho vữa khô, bức tường sẽ dễ sụp đổ. Tương tự, khi bạn ôn tập một từ vựng, công thức toán, hoặc kiến thức chuyên ngành từ sáng đến chiều trong suốt một ngày liền, sẽ không hữu ích bằng việc phân bổ thời gian hợp lý để việc ôn tập được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày liên tiếp.
Nếu bạn học dồn dập cả ngày từ sáng tới tối, não sẽ bị quá tải và dễ quên ngay sau đó. Nhưng nếu bạn để não nghỉ ngơi giữa các lần học, các thông tin sẽ được kết nối bền vững hơn, và thế là những kiến thức cũ sẽ dễ dàng kết hợp với kiến thức mới!
Vậy nên, hãy để não có thời gian “thở”, và đừng quên kết hợp giữa Focused Mode và Diffuse Mode để tối ưu việc học trong môi trường Western Sydney Việt Nam nhé.
Tìm hiểu thêm