Two modes of thinking: Áp dụng như thế nào – Study Smarter, Not Harder (Phần 2)
Việc áp dụng linh hoạt two modes of thinking (Focused mode – chế độ tập trung vs Diffuse mode – chế độ phân tán) sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình học tập và giải quyết vấn đề.
1. Hiểu về “Two Modes Of Thinking”
Nếu đã từng rơi vào tình huống ở đầu bài viết thì nguyên nhân có thể là do não bạn đã chuyển sang chế độ phân tán (Diffuse mode) khi bạn không còn chịu áp lực từ bài thi. Trong khi đó, ở trong phòng thi, bạn đã ở chế độ tập trung (Focused mode) quá lâu và dẫn đến tình trạng quá tải.
Tip rút ra: Khi nhận được đề kiểm tra, hãy thử nhìn sơ từ trên xuống dưới để có cái nhìn tổng quan về các loại câu hỏi. Đến khi làm bài, nếu cảm thấy quá “vật lộn” với những câu khó, hãy chuyển sang một câu hỏi dễ hơn để giúp não bạn “thở” một chút. Điều này giúp bạn chuyển từ Focused Mode sang Diffuse Mode, tạo điều kiện để não bộ âm thầm tìm câu trả lời cho câu hỏi khó đã bỏ qua.
2. Áp dụng Two Modes Of Thinking vào cuộc sống
Ngoài những bài kiểm tra trong trường học, chúng ta sau này ai ai cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn:
- Là một bác sĩ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chẩn đoán một ca bệnh phức tạp.
- Là một kỹ sư, bạn phải vật lộn với thiết kế một sản phẩm mới. ️
- Là một giáo viên, bạn tìm cách giảng dạy hiệu quả cho học sinh.
- Là một nhân viên bán hàng, bạn cố gắng thuyết phục khách hàng trong một cuộc họp căng thẳng. ️
Có thể thấy, những vấn đề chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống là vô tận. Do đó, khi cảm thấy bế tắc, thay vì cứ đâm đầu vào tường, hãy cho phép não bộ của bạn nghỉ ngơi và chuyển sang Diffuse Mode. Thời gian thư giãn sẽ không chỉ giúp bạn nạp lại năng lượng mà còn là lúc những ý tưởng sáng tạo bất ngờ xuất hiện
Xem thêm Phần 1: Cách não bộ vận hành