Site icon Western Sydney Việt Nam

Vòng Tròn An – Kiểm soát và cân bằng cảm xúc tức giận

Banner Vòng Tròn An - Kiểm soát và cân bằng cảm xúc tức giận

Vòng Tròn An - Kiểm soát và cân bằng cảm xúc tức giận

Sáng ngày 14/11/2023, buổi “Vòng Tròn An” thứ hai với chủ đề “Cảm xúc tức giận” đã được diễn ra trong không gian ấm cúng với sự góp mặt của Thạc sĩ Tâm lý Lê Ngọc Bảo Trâm và các bạn sinh viên.

Các hoạt động diễn ra tại “Vòng Tròn An”

Vòng Tròn An là một buổi chia sẻ và kết nối các bạn sinh viên bằng những câu chuyện của chính các bạn. Vì thế, ban tổ chức đã khéo léo lựa chọn một không gian riêng tư, sắp xếp chỗ ngồi với mô hình vòng hình, và chuẩn bị những vật dụng cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động tại buổi chia sẻ “An”.

Ban tổ chức đã chu đáo chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động tại buổi Vòng Tròn An
Ban tổ chức đã chu đáo chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động tại buổi Vòng Tròn An

Mở đầu buổi chia sẻ, Thạc sĩ Trâm dẫn dắt các bạn làm quen với nhau để không khí trở nên thân thiết hơn. Sau đó, cô mở một tiếng chuông vô cùng đặc biệt như một cách đánh dấu buổi Vòng Tròn chính thức bắt đầu.

Hoạt động lựa hình và vẽ tranh với những ý nghĩa đặc biệt

Đến với hoạt động đầu tiên, cô Trâm sắp xếp những tấm ảnh khác nhau lên một tấm thảm và cho các bạn sinh viên lựa chọn tấm ảnh mà các bạn cảm thấy có kết nối với mình nhất. Tiếp đó, các bạn sinh viên được phép phác họa những suy nghĩ của mình về sự tức giận bằng cách vẽ tranh và tô màu.

Hoạt động lựa ảnh - các bạn sinh viên lựa chọn một tấm ảnh mà các bạn cảm thấy có kết nối nhất với mình
Hoạt động lựa ảnh – các bạn sinh viên lựa chọn một tấm ảnh mà các bạn cảm thấy có kết nối nhất với mình

Sau khi đã hoàn thành hai hoạt động trên, các bạn ngồi lại thành vòng tròn và chia sẻ về tấm ảnh cũng như bức tranh của mình dựa trên cơ sở tự nguyện. Những câu chuyện thầm kín về cơn giận đã lần lượt được bọc bạch một cách tự nhiên và chân thành nhất mà không có bất kỳ sự phán xét nào.

Hoạt động vẽ tranh – các bạn sinh viên tự tay vẽ một bức tranh và chia sẻ về câu chuyện bên trong nó

Buổi “Vòng Tròn An” thứ hai mang lại những gì?

Ở cuối buổi chia sẻ, Thạc sĩ Trâm đã nhờ các bạn sinh viên nêu cảm nghĩ về Vòng Tròn An bằng một từ khoá và rất nhiều từ khoá thú vị đã được đề cập đến.

– “Cái ôm”: Mặc dù, những bạn sinh viên tham gia đều không quen biết nhau, nhưng các bạn vẫn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng nhau. Có thể nói rằng buổi “Vòng Tròn An” này như một “cái ôm” để an ủi và xoa dịu những cảm xúc tức giận bên trong mỗi bạn.

– “An”: Vòng Tròn An mang lại những cảm xúc nhẹ nhàng và bình an.

– “Thoải mái”: Sau khi tham gia buổi Vòng Tròn An, sinh viên cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều vì đã được nói ra và được chia sẻ.

– “Biết ơn”: Sinh viên cảm thấy biết ơn vì đã có buổi chia sẻ này, cũng như sự góp mặt của cô Trâm.

Thạc sĩ Tâm lý Bảo Trâm chụp ảnh lưu niệm cùng các bạn sinh viên tham gia buổi Vòng Tròn An

Nhờ có sự dẫn dắt của Thạc sĩ Trâm và sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên, buổi Vòng Tròn An đã diễn ra vô cùng tốt đẹp. Hy vọng các bạn sinh viên vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ để dự án Vòng Tròn An ngày càng phát triển và đem đến những ý nghĩa tích cực đến Cộng đồng sinh viên Western Sydney Việt Nam!

Xem lại Buổi Vòng Tròn An – Nuôi dưỡng những cảm xúc bình an.

Exit mobile version