Site icon Western Sydney Việt Nam

Recap Workshop “Top 10 Trends Communication in 2023″

Recap Workshop “Top 10 Trends Communication in 2023

Recap Workshop “Top 10 Trends Communication in 2023

18/03/2023 vừa qua, buổi Workshop “Top Trends in Communication 2023” đã diễn ra với sự ủng hộ nhiệt tình đến từ các bạn sinh viên Western Sydney Việt Nam.

Sự góp mặt của host và các khách mời với “background” đỉnh của chóp

Nhằm tạo ra một sân chơi đa dạng và đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên có dự định học chương trình Cử nhân Truyền thông, Western Sydney Việt Nam đã tổ chức buổi workshop “Top 10 Trends Communication in 2023”.

Buổi workshop có sự góp mặt của host và những khách mời với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Truyền thông, hứa hẹn mang đến những thông tin hữu ích nhưng cũng không kém phần thú vị. Những thông tin này mang đến cái nhìn tổng quan và thực tế cho các bạn sinh viên có đam mê “tạo trend” trong thời đại kỷ nguyên số.

Sau đây, cùng điểm lại “background” cực khủng của host và các khách mời.

Host: Thầy Phú Trần – Giảng viên Marketing, Western Sydney Việt Nam

Được biết, thầy là “nhân vật” đứng sau hàng loạt chiến dịch truyền thông và xây dựng thương hiệu của các ngành hàng tiêu dùng. Thầy Phú từng tốt nghiệp MBA loại ưu Strathclyde Business School.

Thầy bắt đầu sự nghiệp Marketing từ các vị trí như Quản lý tập sư, Trợ lý giám đốc sản phẩm, Giám đốc sản phẩm, Giám đốc sản phẩm cấp cao, Trưởng phòng tiếp thị thương mại và Giám đốc tiếp thị.

Với những kinh nghiệm từng có, thầy Phú đã mang đến nhiều lời khuyên hữu ích cho các bạn muốn thử sức trong ngành Truyền thông và Tiếp thị.

Guest Speaker: Anh San Vũ – Cựu Giám đốc điều hành, Saatchi & Saatchi Vietnam

Anh từng là Giám Đốc Chiến Lược của Publicis Groupe Vietnam, Giám đốc điều hành của Saatchi & Saatchi Vietnam, Giám Đốc Chiến Lược của Ogilvy Vietnam. Anh có nhiều kinh nghiệm thực chiến ở các vị trí chiến lược tại các Top Agencies nói trên, nên các bạn hãy đặt thật nhiều câu hỏi cho anh về kinh nghiệm làm việc trong ngành quảng cáo và truyền thông nhé!

Guest Speaker: Thầy Hải Hồ – Trưởng phòng Tiếp thị và Tăng trưởng, VieOn

Thầy hiện là Trưởng phòng Tiếp thị và Tăng trưởng tại VieOn – Người đã tạo ra những con số tăng trưởng ấn tượng cho Kênh VieOn đình đám. Ngoài ra, thầy còn là Giảng viên, Truyền thông chuyên nghiệp và Trưởng nhóm nghiên cứu: Sáng tạo, Di sản và Xã hội tại RMIT University Vietnam. Thầy cũng đang là Giảng viên tại Western Sydney Việt Nam.

Những nội dung chính của buổi workshop

Mục đích của việc học chương trình Cử nhân Truyền thông

Mở đầu buổi workshop, thầy Phú đã đưa ra lời giải đáp về những thắc mắc thường gặp về ngành truyền thông. Bên cạnh đó, thầy cũng đưa ra mục đích và cơ hội việc cho các bạn sinh viên khi học chương trình Cử nhân Truyền thông tại Western Sydney Việt Nam.

Cụ thể, thầy đã đưa ra những mục đích học chương trình Cử nhân Truyền thông như sau:

  1. Làm về quảng cáo và ra trường làm việc ở những công ty quảng cáo hàng đầu.
  2. Làm về Brand Marketing
  3. Làm về PR và Event.
  4. Làm cho ownership (ví dụ: Content creator, Freelancer,…)
Mở đầu buổi workshop, thầy Phú đã đưa ra lời giải đáp về những thắc mắc thường gặp về ngành truyền thông

Tầm quan trọng của ngành Truyền thông Thương hiệu đối với công ty hoặc nhãn hàng

Tiếp đến, thầy Hải đã nêu ra tầm quan trọng của ngành Truyền thông đối với các công ty và nhãn hàng. Không dừng lại tại đó, thầy còn giúp các bạn sinh viên giải tỏa sự lo lắng về công cụ AI.

Ở đầu phần chia sẻ, thầy Hải cho biết rằng việc truyền thông thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với các công ty và nhãn hàng. Bởi truyền thông không chỉ giúp họ giao tiếp với khách hàng, giúp sản phẩm và thương hiệu được tiếp cận một cách tốt nhất, mà còn giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và thương hiệu đó.

Các xu hướng mới nhất của Truyền thông thương hiệu

Để giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ, thầy Hải đã nêu ra những xu hướng mới nhất trong ngành truyền thông như “Content Creator” (người sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau).

Thứ nhất, để thành công trong việc sáng tạo nội dung, chúng ta cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình đang “tiêu thụ” những nội dung gì và đang sử dụng nền tảng nào để tiếp cận những nội dung đó. Đối với từng loại khách hàng, sẽ có những nội dung và nền tảng khác nhau. Ví dụ như giới trẻ thường sử dụng Facebook, YouTube và TikTok.

Thứ hai, cần phân biệt rõ giữa “Creativity” và “Creation”. Ở đây, “Creativity” là khả năng tạo ra những nội dung không thể thay thế bởi AI. Trong khi đó “Creation” là những nội dung được tạo ra dựa trên những xu hướng mới nhưng có thể bị thay thế bởi AI. Có thể thấy, sự xuất hiện của AI đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến ngành truyền thông. Nó có thể thay thế con người trong việc sáng tạo nội dung, tuy nhiên, “sự sáng tạo” của con người vẫn là một lợi thế.

Để giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ, thầy Hải đã nêu ra những xu hướng mới nhất trong ngành truyền thông như “Content Creator” (người sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau)

Thầy chia sẻ thêm rằng VieON là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng công nghệ AI trong truyền thông. Nền tảng này phân tích hành vi người dùng, sau đó “push notification” (thông báo đẩy) bằng cách sử dụng “machine learning” (học máy) và data (dữ liệu) để thúc đẩy khách hàng trực tiếp sử dụng nền tảng.

Cuối cùng, trong ngành truyền thông, thầy cho biết có rất nhiều cách để xác định và phân loại nhóm khách hàng thành nhiều nhóm nhỏ thông qua từ khóa, website mà khách hàng truy cập, hay các nền tảng và thiết bị mà khách hàng đang sử dụng. Điều này giúp các công ty và nhãn hàng tiếp cận, tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên ngành Truyền thông Quảng cáo

“Tính cạnh tranh của ngành Truyền thông Quảng cáo khá cao vì môi trường làm việc luôn thời thượng và mới mẻ. Có thể nói, đó là một thế giới đầy màu sắc của sự sáng tạo nhưng cũng không kém phần logic và mang tính chiến lược cao” – Thầy Phú Trần, Giảng viên Marketing, Western Sydney Việt Nam chia sẻ.

Tại buổi workshop, các bạn sinh viên cũng chia sẻ nỗi trăn trở về việc nhiều công ty thường yêu cầu kinh nghiệm, điều mà sinh viên mới ra trường khó có thể đáp ứng. Để giải tỏa nỗi lo, thầy Phú cho biết hiện nay, các công ty lớn chuẩn chỉnh sẽ không yêu cầu sinh viên mới ra trường phải có kinh nghiệm làm việc thực tế. Thay vào đó, họ đòi hỏi sinh viên về khả năng tư duy, nền tảng, suy nghĩ logic,… thông qua các bài kiểm tra và phỏng vấn.

Bên cạnh đó, thầy còn cho biết thêm rằng kinh nghiệm của các bạn sinh viên thông qua các hoạt động nghiên cứu ở trường, các “case study”, “portfolio” hay các hoạt động đội nhóm là một phần giúp thể hiện khả năng của các bạn với các công ty lớn.

Tiếp đến, anh San Vũ đã giải đáp thắc mắc về các vị trí và cơ hội nghề nghiệp tại các công ty, tập đoàn truyền thông đa quốc gia. Cụ thể, anh mô tả vô cùng chi tiết về cấu trúc phòng ban và các yêu cầu công việc chính tại một Công ty Quảng cáo. Anh cũng thảo luận về các tố chất cần có của các nhân viên tại mỗi vị trí.

Theo anh San Vũ, cấu trúc của một Công ty Quảng cáo thường bao gồm các phòng ban chính như sau:

Bộ phận quan hệ khách hàng/dịch vụ khách hàng:  Dành cho những bạn thích giao tiếp điều phối, có xu hướng quản lý dự án để tạo ra chiến dịch quảng cáo, đảm bảo mang về doanh số cho công ty.

Bộ phận sáng tạo: Dành cho những bạn có tư duy sáng tạo và thích tìm hiểu. Bộ phận này gồm hai nhóm, gồm:

– Năng khiếu về ngôn ngữ: Giỏi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt lẫn Tiếng Anh, khả năng diễn đạt ý nghĩ trong đầu.

– Tư duy về hình ảnh: Liên hệ đến những bộ phim và âm thanh, cũng như có năng khiếu về thiết kế đồ hoạ.

Bộ phận chiến lược: Được xem là bộ phận kín tiếng, đứng sau cánh gà, có sở thích tìm hiểu về bản chất loài người cũng như văn hoá của các nước bản địa.

Cơ hội thăng tiến trong ngành Truyền thông Quảng cáo trong thời đại số

Trong phần thảo luận, có một bạn sinh viên chia sẻ: “Nhiều bạn làm trong ngành Truyền thông thường nói ngành này… chán và thường bỏ việc sớm. Như vậy, ngành truyền thông và quảng cáo có thực sự chán?”.

Để giải đáp thắc mắc về việc ngành truyền thông có thực sự chán hay không, trước hết, anh San Vũ nói về cơ hội thăng tiến trong ngành. Anh cho rằng, đối với một nhân viên có nền tảng tốt thì việc thăng tiến trong ngành Truyền thông là hoàn toàn khả thi. Hơn nữa, họ còn có thể thăng chức quản lý chỉ trong 5 hoặc 10 năm tới.

Anh San Vũ cho rằng, đối với một nhân viên có nền tảng tốt thì việc thăng tiến trong ngành Truyền thông là hoàn toàn khả thi

Đối với anh, ngành truyền thông không chán vì luôn có nhiều chủ đề để kết nối với nhau. Người làm truyền thông không phải chỉ chuyên về một ngành hàng nào mà còn có cơ hội làm việc ở nhiều ngành hàng khác nhau. Ngoài ra, việc chứng kiến sự lớn lên và đi xuống của một ngành hàng hay một thương hiệu mang đến cho anh những cảm xúc thú vị nhưng cũng không kém phần khó tả.

Như vậy, anh San Vũ đã kết thúc buổi workshop đầy thú vị bằng phần giải đáp trong ngành Truyền thông Quảng Cáo. Bên cạnh đó, anh cũng đã chia sẻ chi tiết về những ngành nghề cần thiết cũng như cơ hội phát triển trong tương lai cũng như tính cách nào sẽ phù hợp với ngành.

Kết

Thông qua buổi workshop, các bạn sinh viên đã phần nào hiểu hơn về lợi ích của việc học chương trình Cử nhân Truyền thông. Bên cạnh đó, những chia sẻ hữu ích từ các vị khách mời chính là nguồn động lực giúp các bạn “lấn sâu”, yêu thích ngành nghề cũng như định hướng bản thân sẽ đi theo ngành như thế nào.

Để có thể lắng nghe những chia sẻ hữu ích này, hãy cùng đón chờ những workshop được tổ chức trong thời gian tới!