Đối với các trường kinh doanh nói chung và các chương trình MBA nói riêng, AACSB (Association to Advance Collegiate Schools of Business) đóng vai trò như một nhà kiểm định quốc tế hàng đầu về chất lượng giảng dạy. Có thể nói, chứng nhận AACSB tác động nhiều đến việc lựa chọn trường học của sinh viên và học viên tiềm năng trong tương lai.
AACSB là gì?
AACSB (Association to Advance Collegiate Schools of Business) là Hiệp hội phát triển giảng dạy kinh doanh bậc đại học của Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1916. AACSB có văn phòng đặt tại Tampa, Florida, Hoa Kỳ; Amsterdam, Hà Lan và Singapore. Hiện tại, AACSB đã có hơn 1700 trường thành viên trên khoảng 100 quốc gia trên thế giới.
Nếu bạn có dự định theo học tại một ngôi trường kinh doanh thì việc tìm hiểu về chứng nhận AACSB sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa các chương trình học. Từ đó, bạn có thể chọn ra được chương trình phù hợp với mình.
Một trường đại học nhận được chứng nhận AACSB là một trường đại học đáp ứng được những tiêu chuẩn kiểm định khắt khe về cơ sở học tập, chương trình giảng dạy và chất lượng giảng viên. Do đó, việc học tại ngôi trường đã được cấp chứng nhận AACSB, nghĩa là bạn đang học trong môi trường chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình học này cũng cung cấp cho bạn những kiến thức mà bạn cần.
Việc đạt được chứng nhận AACSB quan trọng như thế nào?
Chứng nhận AACSB là một trong những bằng chứng quan trọng mà các trường đại học thường dùng để chứng minh với sinh viên, học viên tiềm năng của họ về chất lượng đào tạo. Hơn nữa, AACSB cũng được xem là một ứng dụng chuyên ngành mà trường đại học dùng để biểu thị cam kết của họ đối với các nhà lãnh đạo và chất lượng giảng viên.
Bằng chứng là AACSB được các trường đại học đánh giá rất cao trong quá trình tuyển chọn giảng viên. Những giảng viên đã đạt chuẩn AACSB sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc “training”.
Mặt khác, Hiệp hội cũng yêu cầu các trường kinh doanh đã đạt chứng nhận AACSB phải tuân thủ một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các tiêu chuẩn này thay đổi hàng năm và yêu cầu ban lãnh đạo nhà trường phải tuyển chọn những giảng viên có trình độ học vấn cao.
Ngoài ra, các trường kinh doanh có chứng nhận AACSB cũng tham gia tự đánh giá thường xuyên để xem họ có tiếp tục đáp ứng được các yêu cầu để duy trì chứng nhận này hay không.
Có thể nói, chứng nhận AACSB rất quan trọng vì nó đảm bảo được mức độ xuất sắc của cả giảng viên lẫn sinh viên. Qua đó, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm được sinh viên tốt nghiệp có hiệu suất cao về “đầu quân” cho doanh nghiệp của họ.
Các tiêu chuẩn để đạt chứng nhận AACSB?
Để đạt và duy trì chứng nhận này, các trường kinh doanh cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng sinh viên, nội dung chương trình giảng dạy và sự đóng góp của giảng viên. Các tiêu chuẩn này bao gồm:
Quản lý chiến lược và đổi mới: Tiêu chuẩn này chứng nhận một trường kinh doanh có sứ mệnh rõ ràng và đang nỗ lực để đạt được sứ mệnh đó. Từ đó, phát triển và kết hợp nó vào chương trình giảng dạy.
Học tập và giảng dạy: Tiêu chuẩn này chứng nhận một trường kinh doanh có quy trình xác định mục tiêu học tập phù hợp và tạo ra một chương trình giảng dạy cho phép sinh viên thành công trong nhiều lĩnh vực.
Cam kết học tập, nghề nghiệp và tương tác nghề nghiệp: Tiêu chuẩn này chứng nhận một trường kinh doanh tích hợp học thuật chất lượng cao cùng các cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tại đây, sinh viên có thể tham gia và tương tác cùng các chuyên gia.
Đại học Western Sydney đã nhận được sự công nhận từ AACSB
Sau khi vượt qua nhiều tiêu chuẩn kiểm định khắt khe, Đại học Western Sydney đã đạt chứng nhận AACSB.
Theo đó, bằng cấp của Đại học Western Sydney tại bất cứ cơ sở đào tạo nào cũng đều phải tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn của AACSB. Sự công nhận này mở ra “cửa thông hành” giúp các bạn sinh viên được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng lớn trên toàn thế giới.
Kết quả ấn tượng này phản ánh được những nỗ lực của Đại học Western Sydney trong việc xây dựng các sáng kiến học tập kết hợp với thực tiễn, cam kết nghiên cứu đa lĩnh vực để giải quyết các thách thức kinh tế và xã hội đương đại, cũng như sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.