Site icon Western Sydney Việt Nam

3 bước giúp việc xem bài trước trở thành thói quen bền vững

Khó duy trì thói quen xem bài trước? Bài viết này sẽ hướng dẫn 3 cách đơn giản giúp bạn bắt đầu từ những bước nhỏ và duy trì thói quen học tập bền vững.

(Source: Unsplash)

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau đi qua:

Nhưng có lẽ bạn sẽ đồng ý với mình điều này: Hiểu lý do là một chuyện – làm được lại là chuyện khác.

Dù đã hiểu tầm quan trọng của việc xem bài trước, nhưng để biến nó thành thói quen thì vẫn là thách thức với nhiều sinh viên.

Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ không nói về “nên làm gì” nữa, mà đi thẳng vào “làm như thế nào”, dựa trên những nguyên tắc khoa học được trích trực tiếp từ cuốn sách Be Excellent at Anything (tựa đề Việt: Đừng làm việc chăm chỉ- Hãy làm việc thông minh) của tác giả Tony Schwartz và các cộng sự.

Các nguyên tắc được đưa ra không chỉ là tips ứng dụng vào đời sống hằng ngày, mà là cấu trúc gốc rễ dựa trên cách não bộ vận hành và hình thành hành vi lặp lại.

Cụ thể là:

1. Bắt đầu từ việc nhỏ – đủ nhỏ để không thể thất bại

(Image Source: Freepik)

Tác giả so sánh việc duy trì động lực với việc luyện tập cơ bắp: Nếu bạn cứ dùng hết sức để tập luyện cường độ cao mà không cho cơ bắp nghỉ ngơi, chúng sẽ nhanh chóng kiệt quệ. Não bộ cũng vậy. Vào buổi tối mệt mỏi, việc ép bản thân xem bài trước toàn bộ kiến thức có thể khiến bộ não chống đối.

Vì vậy, đừng đặt mục tiêu quá lớn. Nhỏ, đơn giản – nhưng đây chính là bước đầu tiên để não hình thành thói quen mới mà không cần tiêu hao ý chí. Bạn nhớ nghen, mục tiêu ban đầu là tạo nhịp điệu lặp lại nhẹ nhàng – chứ không phải hiệu suất tối đa.

Gợi ý:

Vào những ngày mới bắt đầu thói quen xem bài trước, hãy khiến cho trải nghiệm này thật “easy”:

2. Càng cụ thể – khả năng duy trì càng cao

(Image Source: Freepik)

“Chìa khóa thứ hai và có lẽ quan trọng nhất trong việc tạo dựng thói quen đó là độ chính xác và tính đặc thù…Bằng cách xác định chính xác thời điểm thực hiện hành động, chung ta sẽ giảm thiểu được năng lượng cần dùng để hoàn thành hành động đó” ( Trích Be Excellent at Anything– Tony Schwartz và các cộng sự)

Điều này đã được tác giả dẫn chứng thông qua 2 thí nghiệm thực tế:

Ở một nghiên cứu, các sinh viên được yêu cầu viết báo cáo.

-> Kết quả: nhóm xác định rõ thời gian và địa điểm có hơn 75% hoàn thành đúng hạn, trong khi nhóm kia chỉ đạt khoảng 33%.

Một thí nghiệm khác với hoạt động thể chất cho thấy:

Những con số này nói lên một điều đơn giản nhưng cực kỳ mạnh mẽ: Sự cụ thể hóa hành động giúp não giảm sức cản và tăng khả năng thực hiện lên gấp nhiều lần.

Vậy nếu bạn chỉ tự nhủ: “Tối nay mình sẽ học bài” – điều đó quá mơ hồ với bộ não. Và như mọi thói quen mơ hồ khác, nó dễ dàng bị lãng quên trong vòng xoáy bận rộn của mỗi ngày.

Thay vào đó, hãy cụ thể hoá hành vi theo công thức: Thời gian + Địa điểm + Hành động cụ thể

Gợi ý:

3. Môi trường cộng tác củng cố thói quen cá nhân

(Source: Unsplash)

Chúng ta là sinh vật xã hội – và cam kết với người khác rõ ràng là cách tuyệt vời để duy trì một thay đổi hành vi. Tác giả nhấn mạnh rằng một trong những cách hiệu quả nhất để duy trì hành vi mới là đặt mình trong môi trường có người khác cùng làm.

“Khi bạn cam kết với một người là bản thân sẽ thay đổi một hành vi, mức độ trách nhiệm sẽ cao hơn. Chúng ta cũng sẽ cảm thấy niềm tin được củng cố một cách tích cực khi được người khác công nhận những thành tựu của mình.” ( Trích Be Excellent at Anything– Tony Schwartz và các cộng sự)

Gợi ý:

Khi có teammates cùng đồng hành trong việc xem bài trước, chắc chắn bạn không còn đơn độc và sẽ có nhiều động lực cũng như trách nhiệm hơn đối với một thói quen Xem Bài Trước.

Kết

Trên đây là 3 trong 5 chìa khóa mà tác giả Tony Schwartz đề cập trong việc tạo dựng thói quen bền vững. Bây giờ, hãy nhìn lại toàn bộ hành trình chúng ta vừa đi qua:

Mọi chiến lược, mọi phương pháp chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn sẵn sàng chọn cho mình một vị thế chủ động trong chính hành trình đó.

Và lựa chọn ấy – như bạn thấy – bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất ngày hôm nay.

Exit mobile version