Site icon Western Sydney Việt Nam

Thói quen nhỏ giúp tăng hiệu quả học tập: Xem bài trước khi đến lớp

xem-bai-truoc

Nhiều sinh viên đi học trong trạng thái bị động mà không biết điều đó đang cản trở việc tiếp thu. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn lí do vì sao xem bài trước khi đến lớp giúp tăng hiệu quả học tập.

(Image Source: Unsplash)

Tại nhiều lớp học đại học, hình ảnh phổ biến vẫn là sinh viên đến lớp trong trạng thái bị động:

Cách học này không hiếm gặp – và không ít người nghĩ rằng chỉ cần “có mặt” là đủ. Kết quả là gì?

Điều này không chỉ lãng phí thời gian của cả thầy và trò, mà còn khiến việc học trở nên nhàm chán và áp lực. Một khi bài giảng vượt quá khả năng tiếp thu của bạn (vì chưa chuẩn bị trước), bạn rơi vào vùng lo âu. Ngược lại, nếu nội dung quá dễ (vì quá cơ bản), bạn lại rơi vào vùng nhàm chán.

Theo nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi – người đề xuất khái niệm “flow” thì trạng thái tối ưu trong công việc cũng như học tập xuất hiện khi thử thách vừa đủ để bạn bị cuốn vào, không quá khó cũng không quá dễ.
→ Và một trong những cách đơn giản giúp bạn tăng hiệu quả học tập chính là: xem bài trước khi đến lớp.

Nhưng tại sao biết là tốt mà vẫn không làm được?

(Image Source: Unsplash)

Bạn từng lên kế hoạch xem bài (rất nhiều lần), nhưng cuối cùng vẫn bỏ qua?

Tin vui là, bạn không hề lười biếng – bạn chỉ đang phụ thuộc vào một thứ: ý chí.

Để hiểu rõ vì sao điều này lại gây khó khăn, hãy nhìn vào một thí nghiệm nổi tiếng.

Thí nghiệm bánh quy – củ cải: Sự thật về ý chí

Trong cuốn “Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh”, tác giả trích dẫn một thí nghiệm kinh điển nhất về ý chí và sự tự kiểm soát là của nhà tâm lý học Roy Baumeister nhằm lý giải vì sao nhiều người biết điều mình nên làm, nhưng không thể duy trì được thói quen học tập tốt – như xem bài trước để tăng hiệu quả học tập.

Trong thí nghiệm này, những người tham gia được đưa vào một căn phòng đầy mùi bánh quy socola vừa mới nướng – một mùi hương dễ dàng đánh thức mọi ham muốn, và một đĩa củ cải luộc.

Thí nghiệm chia người tham gia thành hai nhóm:

Sau đó cả hai nhóm được giao một bài toán khó (thật ra bài toán này không thể giải).

Kết quả:

Baumeister rút ra một kết luận quan trọng: ý chí là một nguồn lực có giới hạn. Việc phải kiềm chế ham muốn – dù là đơn giản như không ăn một chiếc bánh – tiêu hao năng lượng tinh thần, khiến con người dễ mệt mỏi và kém kiên trì hơn trong các thử thách tiếp theo.

Chính vì vậy, khi ta liên tục phải chống lại cám dỗ, cưỡng ép bản thân hoặc chịu đựng môi trường tiêu cực, ta đang “đốt cháy” nguồn lực ý chí quý giá một cách âm thầm nhưng liên tục. Và khi ý chí cạn kiệt, ta dễ dàng gục ngã, bỏ cuộc, hoặc đưa ra những lựa chọn kém lý trí.

Kết luận: Khi ý chí bị bào mòn, chúng ta dễ từ bỏ thói quen tốt kể cả khi biết rõ rằng hành vi đó giúp tăng hiệu quả học tập rõ rệt.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang học cách tiêu hao ý chí

Nếu bạn đã và đang gặp những điều trên, có thể bạn không thiếu thông minh – không thiếu động lực – bạn chỉ đang không biết cách biến việc học chủ động thành một thói quen ổn định trong não bộ.

Vì thế, thay vì liên tục tiêu hao ý chí – ta cần một chiến lược khác bền vững hơn: Tạo Thói Quen

Thói quen – Chìa khoá của học tập chủ động

(Image Source: Unsplash)

“95% hành vi mỗi ngày của chúng ta là thói quen” (Trích Be Excellent at Anything – Tony Schwartz và các cộng sự)

Bạn tưởng mình đang chủ động lựa chọn, nhưng thật ra, phần lớn thời gian bạn chỉ đang lặp lại những gì đã quen:
– Đánh răng mà không cần suy nghĩ từng bước;
– Lướt điện thoại mỗi khi rảnh;
– Và… ngồi nghe giảng mà không thực sự hiểu gì;

Điều đó không có gì bất thường – đó là cách não bộ vận hành để tiết kiệm năng lượng.

Thay vì phải “tính toán” mọi hành vi, bộ não sẽ ưu tiên những gì quen thuộc. Khi một hành vi được lặp lại đủ nhiều, nó được chuyển từ vùng xử lý ý thức (vỏ não trước trán) sang vùng điều khiển thói quen tự động (hạch nền – basal ganglia)*.

Khi đó, bạn làm một việc không cần gắng sức. Nó trở thành một phản xạ.
Hành động xem bài trước khi đến lớp cũng có thể như vậy – nếu bạn biến nó thành một phần tự nhiên trong thói quen hằng ngày.

Ngược lại, khi hành vi còn mới, não phải xử lý nhiều dữ liệu cùng lúc, đòi hỏi ý chí. Và chỉ cần bạn mệt, stress, hoặc xao nhãng thì bạn rất dễ bỏ cuộc và quay lại thói quen cũ.

*Đọc thêm tại đây

Học trước bài – để học ít hơn, nhưng hiệu quả hơn

(Image Source: Freepik)

Trong rất nhiều thói quen học tập có thể hình thành, xem bài trước khi đến lớp là một trong những thói quen đơn giản nhất – nhưng lại mang lại tác động rõ rệt nhất trong việc tăng hiệu quả học tập.
Thói quen này vừa đơn giản, vừa tác động trực tiếp đến chất lượng buổi học – và quan trọng nhất, nó không yêu cầu bạn phải thay đổi quá nhiều ngay lập tức.

Khi bạn dành thời gian để xem trước nội dung bài học, bạn sẽ:

Và khi sinh viên thực hiện được thói quen này, lớp học dường như được “tối ưu” hơn:

Vậy, lần tới khi đến lớp – hãy thử làm khác đi:

Tóm lại, việc học chủ động không bắt đầu từ việc học nhiều hơn – mà từ việc thiết kế lại cách học thông minh hơn. Và xem bài trước khi đến lớp chính là một trong những bước đầu quan trọng nhất.

Tuy nhiên, biết là chưa đủ.

Vậy làm thế nào để biến hành vi học trước bài thành một thói quen thật sự?

Làm sao để không bỏ cuộc sau vài ngày khởi đầu?

Đón xem bài viết tiếp theo: Làm thế nào để biến việc xem bài trước thành một thói quen lâu dài thay vì chỉ là hứng khởi nhất thời?

Exit mobile version