Site icon Western Sydney Việt Nam

Work-Life Balance: Cân bằng hay cạm bẫy khi bạn đang bị đào thải?

Tìm hiểu cách hiểu đúng về Work-Life Balance để không tự làm giảm năng lực cạnh tranh giữa thời đại AI và đào thải nhân sự.

Image Source: Freepik

Hỏi thật, nếu sáng nay khi mở hộp thư và bắt gặp email từ công ty: “Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo…”.

Tim bạn có chùng xuống không?

Sự thật là, thị trường đã, đang và sẽ luôn “thay máu”. Chỉ là với tốc độ ngày một nhanh hơn. Không báo trước. Không nhân nhượng.

Và hãy nhìn vào bức tranh thực tế dưới đây:

Chắc bạn cũng cảm nhận được rằng, chúng ta chỉ mới đang chứng kiến sự khởi đầu của một sự thay đổi lớn.

Sự thanh lọc là tất yếu

Image: Generated by AI

Có thể bạn sẽ thắc mắc, sao lại “tất yếu”? Nhưng nếu đặt mình vào vị trí một nhà quản lý, bạn sẽ chọn giữ lại những nhân viên không có mục tiêu, không phát triển, hay là “chia tay họ để tìm kiếm những người giỏi hơn và phù hợp văn hoá của công ty hơn?

Một câu nói rất hay của giáo sư Phan Văn Trường, tác giả của cuốn Một đời quản trị mà mình hâm mộ:

“Một doanh nghiệp không phải là một bệnh viện, nhà dưỡng lão, cơ quan từ thiện hay tổ chức xã hội… Doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh, có khách hàng khó tính, có đồng lương và các chi phí khác phải tiết kiệm, nên không thể được hiểu như là một nơi từ thiện, cứu nhân độ thế”

Và trong cuốn The HR Value Proposition (tài liệu kinh điển trong lĩnh vực quản trị nhân lực), họ cũng nói rõ:

“Quan niệm có thể chấp nhận nhân viên hiệu suất thấp rất nguy hiểm. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, để một người có hiệu suất thấp tại vị còn tệ hơn là không tuyển được người, vì họ sử dụng nguồn lực công ty nhưng không hề đóng góp”

Tất cả những điều đó đặt ra một câu hỏi lớn cho người lao động thời đại mới: Liệu bạn có đang tận dụng tốt Work-Life Balance để nâng cao năng lực cạnh tranh, hay đang dùng nó như cái cớ để thụ động?

Work-Life Balance: Con Dao Hai Lưỡi Trong Cuộc Đua Cạnh Tranh

Image: Generated by AI

Chắc bạn cũng đã nghe rất nhiều về cụm từ Work-Life Balance. Sau đại dịch, nó trở thành một xu hướng “hot” mà ai cũng chú ý.

Vấn đề là, giữa lúc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một bộ phận giới người lao động nói chung và giới trẻ nói riêng khi hiểu sai về khái niệm này sẽ vô tình tự làm giảm năng lực cạnh tranh của chính mình, bởi việc theo đuổi Work-Life Balance một cách thiếu tỉnh táo có thể khiến nhiều người tự đẩy mình vào vùng nguy hiểm mà không nhận ra. Nói cách khác, bạn có thể đang “chill chill” với công việc đang ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi sự cố gắng và có mức độ đào thải lớn.

Sai lầm thường gặp là gì?

  1. Coi Work-Life Balance là lý do để từ chối nỗ lực: Nếu bạn nghĩ rằng có thể làm ít nhưng vẫn mong thăng tiến, bạn sẽ sớm bị bỏ lại phía sau.
  2. Tập trung hưởng thụ mà không nâng cao kỹ năng: Khi bạn thư giãn “quá trớn”, đối thủ của bạn vẫn đang không ngừng học hỏi và nỗ lực. Khi bạn ngủ quên trên chiến thắng, AI và đồng nghiệp đã vượt xa bạn từ lúc nào không hay.

Cân bằng là cần thiết. Nhưng nếu hiểu sai, cân bằng giữa công việc và cuộc sống lại có thể khiến bạn trở nên mờ nhạt trong tập thể.

Làm thế nào để tối ưu Work-Life Balance mà không bị đào thải?

Google từng khảo sát về WLB và phát hiện có hai nhóm tư duy làm việc phổ biến:

  1. Segmenter: Là những người tách biệt rõ ràng công việc và đời sống cá nhân. Họ không mang việc về nhà và không tham gia các cuộc trò chuyện công việc ngoài giờ. Người thuộc nhóm này thường ít căng thẳng và duy trì cuộc sống cá nhân ổn định hơn. Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt cơ hội nghề nghiệp khi công việc yêu cầu sự linh hoạt.
  2. Integrator: Là những người linh hoạt, công việc hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày. Họ sẵn sàng giải quyết công việc khi cần và coi sự phát triển nghề nghiệp là một phần trong cuộc sống cá nhân. Người ở nhóm này có thể dễ dàng thay đổi và linh hoạt hơn, nhưng họ cũng có nguy cơ kiệt sức nếu không biết giữ cân bằng.

Mặc dù không có số liệu chính xác về tỷ lệ của từng nhóm, nhưng qua khảo sát nội bộ, Google phát hiện rằng khoảng 30-40% nhân viên là Segmenters, trong khi phần còn lại, 60-70% thuộc nhóm Integrators. Thật may! Vì khả năng cao nhóm Integrator sẽ là động lực cho sự phát triển của công ty và có khi cả xã hội không chừng.

Giải pháp cá nhân hóa Work-Life Balance

Có thể thấy, tùy phong cách làm việc, mỗi người cần một cách tiếp cận Work-Life Balance riêng để duy trì hiệu suất và sức khỏe tinh thần.

Cân bằng là quá trình điều chỉnh liên tục

Image Source: Freepik

Đúng vậy, không có một công thức cố định cho sự cân bằng, và sự “balance” cũng chỉ là tương đối. Cân bằng là một quá trình điều chỉnh liên tục, tùy vào từng giai đoạn trong cuộc sống và nhu cầu cá nhân. Điều quan trọng là mỗi người sẽ cần có cách riêng để tìm ra điểm giữa công việc và cuộc sống sao cho phù hợp với bản thân. Đôi khi, bạn cần tập trung hoàn toàn vào công việc, nhưng đôi khi lại cần dành thời gian để chăm sóc bản thân. Sự cân bằng này cần và phải thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc sống. Hơn hết, hiểu đúng về Work-Life Balance sẽ giúp bạn không chỉ giữ được vị trí hiện tại, mà còn tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Và cuối cùng…
Đừng để việc thiếu hiểu biết về Work-Life Balance trở thành cái bẫy khiến bạn mất đi năng lực cạnh tranh.

Bạn có thể chọn sợ hãi trước sự thay đổi, hoặc bạn có thể chọn…

Trong kỷ nguyên AI, một Work-Life Balance đúng nghĩa không phải là sự “buông bỏ” công việc để sống chill, mà là khả năng điều phối nhịp độ sống, vừa phát triển bản thân, vừa bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất.

Đến đây, có lẽ điều đáng suy ngẫm không còn là “Bạn có sợ bị đào thải không?” mà là “Bạn đã sẵn sàng để thích nghi và phát triển hay chưa?”

Exit mobile version