Site icon Western Sydney Việt Nam

Cấm dùng Chat GPT, bắt thi giấy: Có phải đang kìm hãm sinh viên thời AI?

cam-dung-chatgpt

Có nên cấm sinh viên dùng AI và quay lại thi giấy? Câu trả lời không đơn giản – và rất đáng để bạn, một người học thời AI, suy ngẫm.

Image Source: Unsplash

Bạn vừa làm xong bài luận với sự hỗ trợ đắc lực từ Chat GPT. Thậm chí bạn còn tự hào vì đã biết cách dùng prompt thông minh, trích nguồn đúng chuẩn, trình bày gọn gàng. Nhưng rồi… giảng viên thông báo: Môn này thi giấy, không được dùng AI.

Cảm giác như vừa bị dội gáo nước lạnh.

Thế là sao? Suốt cả học kỳ giảng viên khuyến khích sinh viên cập nhật công nghệ, tìm hiểu AI, ứng dụng vào bài tập – giờ đến cuối kỳ lại quay về với bút bi và giấy trắng?

Trên các diễn đàn sinh viên, làn sóng phản đối dâng lên dữ dội:

Phẫn nộ là có thật. Và nghe cũng… rất hợp lý.

Vì nếu công nghệ giúp học nhanh hơn, hiểu sâu hơn, viết tốt hơn – tại sao không cho phép sinh viên dùng nó?

Và nếu sau này đi làm có thể dùng mọi công cụ để hoàn thành công việc, tại sao trong thi cử lại quay về với việc “ghi nhớ” và “chép lại”?

Hmm… Tưởng vậy mà… không hẳn.

Sự thật không vui về tương lai

Image Source: Unsplash

Bạn có thể phản đối thi giấy hôm nay. Nhưng hãy thử hình dung vài năm tới…

Một nhà tuyển dụng đọc CV của bạn.

Quen thuộc lắm. Và rồi họ hỏi:

“Bạn có thể mô tả cách bạn dùng trí tuệ nhân tạo để giải quyết một vấn đề thực tế không?”

Bạn có trả lời được không? Hay bạn chỉ biết mở Chat GPT, gõ “viết giùm tui cái bài luận 2500 chữ”?

Trong chương 1 cuốn sách Chạy Đua Với Robot (Robot-Proof), giáo sư Joseph E. Aoun mô tả một thế giới mà những người học chỉ để làm theo, chỉ để lặp lại, đang dần bị đào thải.

Không tin? Hãy thử nhìn xung quanh: báo chí, marketing, tài chính, cả luật… AI đang viết, tóm tắt, phân tích, hỗ trợ quyết định. Công cụ AI ngày nay không còn là trợ lý, nó đang là người làm thay.

Tác giả cũng đưa ra lời cảnh báo:

“Đến thời điểm này, muốn dẫn trước công nghệ thì phải nâng cao trình độ giáo dục. Ngay từ những ngày đầu, sách hướng dẫn đã là điều kiện để con người có cuộc sống hành xử một cách đầy tự tin, và giáo dục chưa bao giờ là quá đà để ta an ổn đi con đường tốt nghiệp trung học rồi tiếp tục có thể đặt ta vào vị trí quản lý, trong khi bằng đại học là chiếc vé để lên được đến ban giám đốc và các vị trí cấp cao… Nhưng rồi máy móc đang trở nên thông minh hơn, chúng ta cần nhiều hơn là chỉ nâng cao trình độ giáo dục.”

Đây cũng chính là lý do nhà tuyển dụng ngày nay không đánh giá bạn qua điểm số hay bài thi, mà qua năng lực sử dụng công nghệ, phản biện, sáng tạo và thích nghi.

Góc nhìn từ nhà tuyển dụng: Họ không cần điểm, họ cần người biết làm việc

Image Source: Unsplash

Trong một thế giới mà mọi thứ có thể được “tự động hoá”, điều mà nhà tuyển dụng cần ở bạn không còn là “kiến thức sẵn có”, mà là những năng lực mà máy móc không mô phỏng được.

Theo khảo sát từ các lãnh đạo doanh nghiệp được Joseph Aoun trích dẫn, các kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất ở sinh viên tốt nghiệp không phải là điểm GPA, mà là:

Và dĩ nhiên, bạn không thể có được những kỹ năng trên nếu bạn học chỉ để qua môn.

Vậy còn thi giấy?

Image Source: Unsplash

Không, không ai nói thi giấy là tối ưu. Việc tận dụng máy móc để tạm biệt những cuộc thi trên giấy thậm chí còn là 1 giải pháp bảo vệ môi trường nữa cơ!
Nó có thể chỉ là một phương án tạm thời – như cách giảng viên phòng ngừa sự lệ thuộc máy móc khi sinh viên chưa đủ năng lực tự học.

Thế rốt cuộc, có nên cấm sinh viên dùng AI?

Cũng không nốt!

Thậm chí là ngược lại – sinh viên nên được khuyến khích dùng AI càng sớm càng tốt.

Nhưng phải là dùng để học tốt hơn, hiểu sâu hơn, làm được việc nhiều hơn – không phải dùng để “né học”, “qua môn”, hay “lách luật”, mà là để

Vậy nên câu hỏi không còn là “dùng hay cấm AI”, mà là: bạn dùng AI như một công cụ nâng tầm bản thân, hay để che đi sự thiếu hiểu biết của mình? Công nghệ sẽ ngày càng mạnh, nhưng chính bạn – người học – mới quyết định được mình sẽ bị thay thế, hay là người dẫn đầu.

Exit mobile version